Chọn nhanh mục cần xem
Phong cách Kiến trúc Nhật Bản (Japan) – Mọi thông tin cần biết
Nếu bạn muốn khám phá về Kiến trúc Nhật Bản thì đây là bài viết dành riêng cho bạn. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những đặc trưng nổi bật nhất của phong cách kiến trúc của xứ sở mặt trời mọc này và cùng xem kiến trúc này có thể ứng dụng cho công trình của mình hay không. Cùng Cơ khí mỹ thuật Kim Tự Tháp đón đọc ngay nhé!
Lịch sử hình thành kiến trúc Nhật Bản
Tìm hiểu về bề dày lịch sử kiến trúc Nhật Bản sẽ rất rộng. Trong khuôn khổ bài viết chúng ta sẽ điểm qua những nét chính quan trọng nhất:
- Kiến trúc Nhật bản truyền thống bắt đầu hình thành từ thế kỷ thứ 7. Phong cách kiến trúc Nhật hiện lúc bấy giờ bị ảnh hưởng khá lớn từ kiến trúc Trung Quốc và Hàn Quốc.
- Đến Thời kỳ Edo, từ giữa thế kỷ 17 và 19 là giai đoạn kiến trúc Nhật Bản vô cùng phát triển.
- Đến giai đoạn cuối thế kỷ 19, nội thất phong cách phương Tây trở nên nổi bật hơn trên khắp Nhật Bản.
Tìm hiểu thêm: Kiến trúc Pháp
Đặc điểm và các kiến trúc Nhật Bản nổi bật nhất
Trong nội dung tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phong cách kiến trúc nhật bản một cách chi tiết qua các đặc điểm nổi bật nhất trong từng loại kiến trúc Nhật Bản. Những thông tin này sẽ mang đến cho bạn rất nhiều điều thú vị đấy.
Kiến trúc Nhật Bản truyền thống
- Cửa Shoji khung gỗ dán giấy mờ mang đến những chiếc cửa đặc trưng ở Nhật Bản. Cửa không dùng chất liệu kính mà chỉ dùng giấy loại dai và mờ.
- Khung gỗ truyền thống Wagoya gồm cột trụ và xà ngang đóng theo một kỹ thuật đặc biệt không cần dùng đến đinh. Những khung gỗ chắc chắn, vững chãi nâng đỡ mái nhà một cách an toàn, lại tạo sự mát mẻ quanh năm,
- Hiên nhà Engawa gồm những tấm ván gỗ dài được lắp từ rìa mái hiên. Những tấm gỗ lắp theo kiểu này tạo một đường hành lang đặc biệt trong kiến trúc nhà nhật bản.
- Tokonoma – Nơi tiếp khách, trang trí những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt của văn hoá Nhật Bản như trà đạo, thư pháp, tiểu cảnh non bộ, shodo (thư đạo) hoặc bình hoa theo phong cách ikebana.
- Cửa Amado bảo vệ có thiết kế vững chãi, chắc chắn, bảo vệ ngôi nhà an toàn. Cửa có thể làm bằng kim loại hoặc bằng gỗ tuỳ vào sự lựa chọn của từng gia đình.
- Lối cửa chính vào nhà kiểu Genkan được xây thấp hơn so với sàn nhà. Đây là một trong những đặc điểm nổi bật của kiến trúc nhà ở nhật bản từ thời xa xưa.
- Chiếu Tatami làm bằng rơm cũng là một trong những đặc trưng trong nghệ thuật kiến trúc nhật bản. Những chiếc chiếu trải sàn này đã xuất hiện trong lịch sử kiến trúc nhật bản từ rất lâu đời.
- Bàn gỗ có lò sưởi Kotatsu cũng là điểm ấn tượng đặc trưng trong kiến trúc Nhật Bản đương đại. Những chiếc bàn vừa kết hợp làm bàn ăn, bàn uống trà vừa kết hợp với lò sưởi vào mùa đông.
- Bồn tắm Ofuro công cộng mang đậm đặc trưng kiến trúc của Nhật bản. Những bồn tắm cao được dùng trong những khu công cộng và tồn tại mãi ho đến ngày nay.
- Cửa Sudare làm bằng các loại sợi tự nhiên luôn có mặt trong các công trình kiến trúc nhật bản truyền thống. Mành cửa Sudare tạo sự mát mẻ, dễ chịu vào thời tiết mùa hè.
Tìm hiểu thêm: Kiến trúc Địa Trung Hải
Kiến trúc Nhật Bản hiện đại
Cùng điểm qua những đặc trưng của kiến trúc nhà ở Nhật Bản hiện đại trong nội dung bên dưới:
Sử dụng màu sắc là các gam màu đơn sắc và trung tính
Các công trình kiến trúc nhật bản hiện đại lựa chọn sử dụng những gam màu trầm hoặc màu sáng, màu ghi và các màu trung tính khác… tạo nên vẻ đẹp tối giản, nhẹ nhàng nhưng đầy tinh tế. Điều này giúp kiến trúc nhà nhật bản giai đoạn này mang màu sắc mới mẻ, ấn tượng hơn.
Hệ thống cửa sổ chuyển sang hình chữ nhật, hình vuông
Kiến trúc cổ nhật bản chú trọng hệ thống cửa hình tròn nhưng phong cách kiến trúc nhật bản hiện đại lại chọn các hệ thống cửa hình khối. Thiết kế cửa chú trọng thu ánh sáng, không khí tự nhiên vào không gian ngôi nhà. Kiến trúc mới này tăng sự thoáng đãng, sang trọng và tiện nghi cho nhà ở.
Đặc trưng kiến trúc nhà ở nhật bản hiện đại trong việc chọn vật liệu xây dựng
Không chỉ những công trình kiến trúc nhà cổ nhật bản mà ở những công trình hiện đại sử dụng vật liệu ngói âm dương hay ngói mũi hài và vật liệu gỗ vẫn rất phổ biến.
Chú trọng không gian xanh, hài hoà với thiên nhiên
Kiến trúc nhà vườn nhật bản hiện đại còn có đặc trưng hài hoà, gần gũi với thiên nhiên. Những ngôi nhà ở Nhật có đặc điểm chung là chúng đều có không gian xanh. Đó có thể là không gian sân vườn, không gian xanh trong nhà, cây cảnh…rất dịu mắt và yên bình.
Kiến trúc quanh ta: Những tòa lâu đài đẹp nhất thế giới
Tôn giáo và kiến trúc tâm linh
Phong cách kiến trúc nhật bản chịu ảnh hưởng của tôn giáo khá lớn. Ba tôn giáo chính ở Nhật Bản là Thần đạo, Thiên chúa giáo và Phật giáo. Vì thế nên kiến trúc tâm linh là một phần không thể thiếu trong các loại kiến trúc ở Nhật Bản. Ở các kiến trúc chùa nhật bản vừa tôn nghiêm lại vừa đậm dấu ấn hoàng triều của đất nước này.
Các kiến trúc cổ nhật bản về phong cách kiến trúc này nổi tiếng nhất phải kể đến: Đền Ise Jingu, Đền Fushimi Inari Taisha, Đền Itsukushima, Đền Udo-Jingu….Đây là các công trình được người dân Nhật Bản hết sức tôn kính.
Thành và kiến trúc phòng thủ
Trong kiến trúc nhật bản truyền thống, vào thế kỷ thứ 15 nước này bước vào thời kỳ Chiến Quốc. Vì thế nên phong cách kiến trúc lúc bấy giờ cũng bị ảnh hưởng nhất định. Mỗi lãnh chúa sẽ xây dựng những pháo đài phòng thuỷ cho vùng đất mà mình thống lĩnh. Các thành và kiến trúc phòng thủ cũng hình thành từ đó.
Các nơi này sẽ được đặt ở các vị trí chiến lược và là nơi cư trú của các lãnh chúa phong kiến và samurai. Cũng là vị trí phân vùng lãnh thổ với các quốc gia lân cận. Các đặc điểm kiến trúc cổ nhật bản đặc điểm nổi bật nhất là các hào nước, tường đá, lỗ bắn tên…Các thành nổi tiếng ở Nhật Bản phải nhắc đến: Thành Nijo-jo; Thành Matsumoto; Hoàng Cung…
Kiến trúc quanh ta: Những tòa lâu đài đẹp nhất Việt Nam
Ưu điểm của Kiến trúc Nhật bản
Vậy đâu là những ưu điểm của kiến trúc nhà Nhật bản? Hay nói cách khác tại sao kiến trúc Nhật Bản được cả thể giới ưa chuộng đến như vậy? Hãy cùng Cơ Khí Mỹ Thuật Kim Tự Tháp tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết bên dưới:
Tìm hiểu thêm: Kiến trúc hiện đại
Các công trình kiến trúc nhật bản nổi tiếng thế giới
Và chúng ta sẽ cùng điểm qua những công trình kiến trúc nổi tiếng ở nhật bản để hiểu rõ hơn về các vẻ đẹp của kiến trúc nước này.
Kiến trúc nhật bản đẹp được xây dựng tại Việt Nam ra sao?
phong cách kiến trúc nhật bản ảnh hưởng đến rất nhiều quốc gia trên thế giới, và Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ. Có rất nhiều công trình kiến trúc Nhật Bản nổi tiếng ở Việt Nam từ thời xa xưa và cũng có khá nhiều công trình hiện đại, khu vui chơi giải trí, Resort….được xây dựng theo kiến trúc Nhật Bản. Cùng tham khảo ngay trong nội dung bên dưới đây:
Cơ Khí Mỹ Thuật Kim Tự Tháp – Chuyên thi công các sản phẩm sắt mỹ thuật cho các công trính kiến trúc Nhật bản hơn 15 năm kinh nghiệm
Điều quan trọng nhất khi tham khảo các phong cách kiến trúc nổi tiếng đó chính là sự ứng dụng cho các công trình ở Việt Nam. Điều này vừa tạo nên sự đa dạng trong phong cách kiến trúc, vừa phục vụ mọi yêu cầu của con người. Vì mỗi người sẽ có một gu sở thích khác nhau về phong cách thiết kế cho ngôi nhà của mình.
Nếu bạn lựa chọn kiến trúc nhà vườn nhật bản bạn cần thiết kế những mẫu cổng cửa, khung rào, nội thất và ngoại thất ngôi nhà theo phong cách này một cách đồng nhất. Vậy đâu là địa chỉ chuyên thiết kế và thi công các công trình sắt mỹ thuật theo phong cách kiến trúc Nhật Bản đáng tin cậy?
Bạn không nên bỏ qua Cơ Khí Mỹ Thuật Kim Tự Tháp, đây là một trong những địa chỉ cơ khí có chuyên môn giỏi, có thể thiết kế và thi công cả những công trình phức tạp, quy mô lớn, kiến trúc cầu kỳ nhất. Kim Tự Tháp – Nơi chưa từng khiến khách hàng thất vọng.
- Luôn trau dồi tay nghề để hoàn thiện những bộ cổng đẹp, thẩm mỹ.
- Không ngừng đổi mới để bắt kịp xu hướng.
- Cam kết chất lượng bằng chính sách bảo hành chu đáo cho khách hàng
- Giá cả dịch vụ cạnh tranh nhất thị trường.
- Luôn có thái độ phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, chu đáo nhất.
Hy vọng sau khi chia sẻ những kiến thức về phong cách kiến trúc nhật bản trên đây, Cơ khí mỹ thuật Kim Tự Tháp đã giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các phong cách kiến trúc nổi tiếng trên thế giới. Để có những công trình đẹp nhất hãy gọi ngay đến Kim Tự Tháp của chúng tôi nhé!